Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quy hoạch GD&ĐT đến 2020 tầm nhìn 2030

Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch  
Quy hoạch GD&ĐT đến 2020 tầm nhìn 2030
QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn  đến năm 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  1102    /QĐ-UBND

Hà Nam, ngày  24  tháng 9  năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Hà Nam

 đến năm 2020, tầm nhìn  đến năm 2030

 
 
 

 


CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020; số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Kết luận số 10-L/TU ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án Quy hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1319/TTr-SGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2013,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:       

I . QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm:

- Phát triển giáo dục, đào tạo gắn với phát triển phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hà Nam theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu hội nhập trong nước và khu vực.

          - Phát triển giáo dục và đào tạo có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra những động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh; coi giáo dục phổ thông là nền tảng, đào tạo nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá. Mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo.  

          - Phân bố và phát triển hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo  trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả của hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có, thiết thực và có hiệu quả; đồng thời phải phù hợp với phân bố dân cư và kinh tế trong tỉnh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận các cơ sở giáo dục và đào tạo. 

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo Hà Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá, xã hội hoá  và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đủ số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống, ý thức chấp hành pháp luật; đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

          - Giáo dục mầm non:

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động trẻ ra nhà trẻ

12.538

44,

13.320

44,8

Huy động trẻ ra mẫu giáo

35.721

99,4

36.915

99,5

Giáo viên đạt chuẩn

2.871

100,0

3.138

100,0

Giáo viên trên chuẩn

1.580

55,0

2.197

70,0

Phòng học kiên cố

1.125

70,0

1.665

100,0

Trường chuẩn quốc gia

72

60,0

93

80,0

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2013.

 

- Giáo dục phổ thông

          + Cấp tiểu học:

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động HS 6 tuổi vào lớp 1

11.915

99,9

12.242

99,9

Học tập và HĐ cả ngày ở trường

44.494

75

60.800

100,0

Học TA theo đề án của CP

35.468

100,0

36.285

100,0

GV đủ(1,5/lớp), đủ GV các môn

3.112

100,0

3.257

100,0

Gv trên chuẩn

2.956

95,0

3.257

100,0

GV phụ trách đội (1GV/trường)

141

100,0

132

100,0

Phòng học đủ, kiên cố

1.916

90

2.171

100,0

Phòng chức năng, khu GDTC.

450

80

532

100,0

Trường chuẩn QG mức 1

141

100,0

132

100,0

Trường chuẩn QG mức 2

28

20,0

80

60,0

          + Cấp trung học cơ sở (THCS): 

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động HS vào lớp 6

11.098

100,0

11.926

100,0

Học tập 2 buổi/ngày ở trường

22.596

50,0

37.991

80,0

Học TA theo đề án của CP

11.158

Lớp 6: 100,0

47.487

4 khối: 100,0

GV đủ dạy các môn

2.632

100,0

2.714

100,0

Gv trên chuẩn

1580

60,0

2.443

90,0

Phòng học đủ, kiên cố

1.171

90

1.357

100,0

Phòng bộ môn, TV, khu GDTC.

632

90

665

90,0

Trường chuẩn QG 

70

60,0

76

80,0

Trường chất lượng cao

 

 

6

100,0

+ Cấp trung học phổ thông (THPT):

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động HS vào lớp 10

8.533

75,0

8.297

70,0

Học TA theo đề án của CP

 

 

16.117

L10,11: 100,0

GV đủ(2,3GV/lớp), đủ GV các môn

1.385

100,0

1.405

100,0

Gv trên chuẩn

152

11,0

239

17,0

(0,2 TS)

Phòng học đủ, kiên cố

597

100

611

100,0

Phòng bộ môn, TV, khu GDTC.

170

100

230

100

Trường chuẩn QG 

13

60,0

19

85,0

          + Đến năm 2015 có 20% xã, phường, thị trấn phấn đấu đạt phổ cập giáo dục trung học; năm 2020: tỉnh phấn đấu đạt phổ cập giáo dục trung học.

+ Phấn đấu năm 2015 có 60%, năm 2020 có 85% trường đạt chuẩn quốc gia. 

+ Trường THPT chuyên Biên Hòa: Đến năm 2015 hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất để đạt chuẩn quốc gia, có 45% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; đến năm 2020 đạt chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế, có 60% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, trong đó có từ 1 - 2 Tiến sỹ.

            -  Giáo dục thường xuyên (GDTX):

+ Các lớp GDTX cấp THCS, THPT hàng năm có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp từ 85% trở lên.

+ Các trung tâm tin học, ngoại ngữ nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu người học trong nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

+ Đến năm 2015: 30%; năm 2020: 100% các trung tâm GDTX có đủ cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố; có đủ trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người dân.

+ Tăng cường năng lực và đa dạng hóa hoạt động của các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) xã, phường, thị trấn theo hướng đáp ứng nhu cầu của người học. Phấn đấu đến năm 2015: 70%; đến năm 2020: 100% trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả.

- Giáo dục chuyên nghiệp:

          + Xây dựng, hoàn thiện, đáp ứng đủ về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của trường Cao đẳng sư phạm và Cao đẳng y tế.

          + Hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ chung Khu Đại học tạo điều kiện thu hút các trường đại học, cao đẳng có thương hiệu di dời toàn bộ hay bộ phận (hình thành cơ sở II, III của các trường, đơn vị tại Hà Nam).

+ Đến năm 2015 đạt tỷ lệ khoảng 250 sinh viên/vạn dân và năm 2020 đạt khoảng 300 sinh viên/vạn dân.

+ Đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45% ; đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt từ 55% trở lên.

+ Tạo mọi điều kiện để xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo hiện có (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) thuộc trung ương trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch của bộ, ngành, doanh nghiệp và địa phương.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 

1. Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020

          1.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh, sinh viên:

DIỄN GIẢI

2015

2020

 
 

I. Giáo dục Mầm non

 

 

 

1. Trường:

- Công lập:

- Ngoài CL

117

116

    1

117

116

    1

 

2.Nhóm, lớp:

1.633

1.683

 

3. Học sinh:

+ Công lập

+ Ngoài CL

48.259

46.955

1.304

50.235

48.223

2.012

 

II. Giáo dục phổ thông

 

 

 

1. Cấp tiểu học

 

 

 

- Trường

116

116

 

- Lớp

2120

2171

 

- Học sinh

59.325

60.800

 

2. Cấp THCS

 

 

 

- Trường

117

95

 

- Lớp

1.301

1.357

 

- Học sinh

45.192

47.489

 

3. Cấp THPT

 

 

 

- Trường

23

23

 

- Lớp

604

611

 

- Học sinh

            25.009

            24.434

 

III. GDTX, HNDN

 

 

 

1. Trung tâm GDTX, HNDN

6

6

 

Lớp

75

75

 

Học viên

3500

3000

 

2. Trung tâm HTCĐ

116

116

 

IV. GD chuyên nghiệp

 

 

 

1. Đại học

- Trường

- Sinh viên

 

1

3.366

 

1

3.600

 

2. Cao đẳng

- Trường

- Sinh viên

 

2

3.293

 

2

3.400

 

3. Trung cấp

- Trường

- Sinh viên

 

1

4.410

 

1

5.000

 

1.2. Quy hoạch  mạng lưới trường lớp:

          a) Giáo dục mầm non:

Đến năm 2015: Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 trường mầm non công lập; 4 thị trấn có 2 trường mầm non sẽ sáp nhập thành 1 trường vào năm 2014 (Bình Mĩ - Bình Lục; Hoà Mạc - Duy Tiên; Quế - Kim Bảng; Vĩnh Trụ - Lý Nhân). Thành lập 1 trường mầm non ngoài công lập (xã Hòa Hậu – Lý Nhân).

Đến năm 2020: ổn định quy mô 117 trường sau năm 2015, tăng cường đầu tư để phát triển các cơ sở giáo dục mầm non công lập; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở  giáo dục mầm non ngoài công lập.

b) Giáo dục phổ thông

- Cấp tiểu học: Đến năm 2015: Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 trường tiểu học; các xã có 02 trường sẽ sáp nhập thành 1 trường vào năm 2014, thành lập mới trường tiểu học thuộc phường Quang Trung - thành phố Phủ Lý. Khuyến khích mở các trường ngoài công lập. Tổng số trường tiểu học còn  116.

Đến năm 2020: ổn định quy mô 116 trường sau năm 2015, tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ mới để nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ tiếng Anh; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở các trường tiểu học tư thục.

- Cấp THCS: Không thành lập mới các trường công lập; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở các trường THCS tư thục.

Đến năm 2015:  3 xã có 2 trường sẽ được sáp nhập thành 1 trường (Hoà Hậu, Phú Phúc - Lý Nhân; Thanh Nghị - Thanh Liêm); năm 2013: sáp nhập 2 trường THCS thuộc xã Phú Phúc huyện Lý Nhân, các trường còn sẽ được sáp nhập vào năm 2014. không thành lập trường mới ở 2 phường của thành phố Phủ Lý và xã Tiên Phong của huyện Duy Tiên, học sinh của các đơn vị này được bố trí học ở những trường gần nhất; quy mô 1 trường không quá 45 lớp, mỗi lớp không quá 45 học sinh.

Từ năm 2016 đến trước 2020: 23 xã, thị trấn có tổng số học sinh dưới 270 (Bình Mỹ, An Mĩ, Mĩ Thọ, Bối Cầu - Bình Lục; Hòa Mạc, Mộc Nam, Tiên Ngoại - Duy Tiên; Thuỵ Lôi - Kim Bảng; Vĩnh Trụ, Nhân Hưng, Nhân Đạo, Nhân Nghĩa - Lý Nhân; Thanh Bình, Liêm Phong, Liêm Thuận - Thanh Liêm; Thanh Châu, Liêm Chính, Liêm Chung, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Liêm Tuyền, Trịnh Xá - Phủ Lý)  có thể căn cứ vị trí địa lý phù hợp để sáp nhập thành trường theo mô hình trường THCS liên xã, trường nhỏ trở thành phân hiệu của trường lớn.

Học sinh ở cự li gần trường nào thì học tại đó, không nhất thiết phải theo địa bàn hành chính.

Mỗi huyện, thành phố có một trường THCS chất lượng cao, tuyển sinh trong toàn huyện, cụ thể:  đầu tư, nâng cấp các trường THCS Nguyễn Khuyến, Nguyễn Hữu Tiến, Nam Cao, Đinh Công Tráng. Xây dựng Trường THCS chất lượng cao thành phố Phủ Lý và huyện Kim Bảng trên cơ sở trường THCS Trần Phú, thị trấn Quế.

Số trường THCS đến 2020: từ 94 đến 95 trường.

- Cấp THPT: Đến năm 2020: Ổn định quy mô, mạng lưới hiện có gồm 23 trường công lập, tuyển sinh 70% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 ; khuyến khích mở thêm trường THPT ngoài công lập; quy mô mỗi lớp không quá 40 học sinh.

c) GDTX, HNDN: Trước năm 2015: sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên với trung tâm dạy nghề cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề (huyện) do UBND huyện quản lý trực tiếp; 2 Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về mặt chuyên môn.

Sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Nam và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Hà Nam thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh Hà Nam do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. 

Đến năm 2020: ổn định quy mô các trung tâm. 

          d) Giáo dục chuyên nghiệp: Duy trì ổn định các trường hiện có; khuyến khích mở các trường TCCN để đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.

          1.3. Nhu cầu về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên:

                                                                             Đơn vị tính: Người

DIỄN GIẢI

Năm 2015

Năm 2020

CBQL

Giáo viên

Nhân viên

CBQL

Giáo viên

Nhân viên

I. Mầm non và phổ thông

1.126

9.857

923

1.063

10.334

857

1. Mầm non

348

2.831

232

348

3.053

232

2. Tiểu học

348

2.901

232

348

2.969

232

3. THCS

348

2.632

351

285

2.714

285

4. THPT

70

1.385

92

70

1.405

92

5.GDTX, KTTHHN

12

108

16

12

108

16

II. GDCN

8

173

25

8

170

25

          2. Tầm nhìn phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030

          2.1. Quy mô và cơ cấu dân số

          - Quy mô dân số: từ 800.000 người đến 813.000 người, trong đó khu vực thành thị 400.000 - 500.000 người; khu vực nông thôn 300.000 - 400.000 người.

- Dân số đô thị, tỷ lệ đô thị hoá trên 50%.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên.

          2.2. Về trình độ phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh

          Giáo dục và đào tạo đạt trình độ tiên tiến, được hiện đại hoá ở cấp quốc gia, một số mặt tiếp cận và hội nhập trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. Hà Nam trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục và đào tạo.

          2.3. Về quy mô học sinh, sinh viên

          - Quy mô học sinh mầm non và phổ thông tăng nhẹ hàng năm trong thời kỳ 2011-2030 so với mức của năm 2020 (do tăng cơ học dân số vào các khu công nghiệp tập trung và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh).

          - Quy mô học sinh  trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học tăng do 3 yếu tố là: tăng dân số trong nhóm tuổi, tăng tỷ lệ nhập học; thu hút được một số trường đại học, cao đẳng di dời từ Hà Nội về khu đô thị đại học của tỉnh; các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh sẽ thu hút thêm được số lượng nhất định sinh viên từ các tỉnh khác đến học tập, đào tạo.

          2.4. Về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo

- Tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo hoạt động trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng theo hướng chuẩn hoá về cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại và có một số cơ sở đạt trình độ chuẩn của các nước tiên tiến.

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo được xây dựng rộng khắp trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính liên thông giữa các cấp giáo dục và đào tạo, giữa các hình thức tổ chức đào tạo và liên thông với hệ thống giáo dục, đào tạo trong nước và quốc tế. Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được phát triển phủ khắp các điểm dân cư trên toàn tỉnh. Tất cả học sinh phổ thông các cấp được học cả ngày ở trường. Chất lượng về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông tương đối đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn. Đảm bảo công bằng trong thụ hưởng các dịch vụ giáo dục và đào tạo. Giáo dục hòa nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; mạng lưới dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập được xây dựng và phát triển trên toàn tỉnh.

Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được từng bước hiện đại hóa để năng cao chất lượng và trình độ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; đa dạng hóa về cơ cấu ngành nghề đào tạo và hình thức sở hữu gắn với nhu cầu xã hội và hội nhập trong nước, khu vực và quốc tế.

- Tiếp tục đầu tư, phát triển các trung tâm HTCĐ xã, phường, thị trấn, các TTGDTXDN và hình thức giáo dục không chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Tổ chức và phát triển xã hội học tập trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân của tỉnh được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, mỗi cá nhân học tập theo ngành nghề, hình thức và học tiếp lên các bậc cao hơn theo nguyện vọng và khả năng của họ. Xây dựng được môi trường ham học, kích thích và khuyến khích học tập, tạo dựng những cơ hội thuận lợi và có khả năng tiếp cận cao cho tất cả người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh được tham gia học tập, đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

- Đưa vào sử dụng rộng rãi, có hiệu quả các chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo tiên tiến, hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước và của tỉnh. 

- Đội ngũ giáo viên phổ thông được phát triển đủ về số lượng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững và thành thạo phương pháp, công nghệ giáo dục hiện đại, tiên tiến. Xây dựng đồng bộ về cơ cấu để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày, dạy học song ngữ Anh-Việt ở một số môn học.

- Hệ thống quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo được xây dựng gọn nhẹ, hiệu lực cao và hoạt động hiệu quả.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhóm giải pháp về các nguồn lực

a) Giải pháp về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải đổi mới tư duy giáo dục và thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.

- Tiếp tục tuyển dụng đủ giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông theo đúng cơ cấu môn học, trước mắt thực hiện hợp đồng theo định biên, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên hợp đồng theo quy định của nhà nước.Tiếp tục triển khai đề án thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên môn giỏi; thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt nhận thức về sự cần thiết đổi mới giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong mỗi giai đoạn. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục. Thuê giáo viên nước ngoài để bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông  đảm bảo đáp ứng được yêu cầu dạy và học tiếng Anh theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          b) Giải pháp về đất đai:

          - Quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên dành quỹ đất và bố trí những địa điểm thuận tiện nhất cho xây dựng, mở rộng và phát triển các cơ sở giáo dục - đào tạo đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

          - Thực hiện nguyên tắc “giao đất sạch” (đất đã được giải phóng mặt bằng) cho các nhà đầu tư xây dựng trường học.

           - Hỗ trợ về chính sách đất đai (miễn giảm tiền thuê đất hoàn toàn hoặc trong một thời gian nhất định) cho các trường/lớp và tư thục.

          c) Giải pháp về vốn đầu tư:

- Tổng số vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng học, mua sắm thiết bị và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2013 - 2020 là: 3.961.000 triệu đồng; Trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 1.772.140 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 2.188.860 triệu đồng.

- Huy động vốn: Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải thực hiện chính sách đa dạng hoá các nguồn lực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, chú trọng thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân, xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

+ Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương (cả vốn chương trình MTQG, vốn kiên cố hóa trường, lớp học) chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

+ Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương chiếm khoảng 27%

+ Nguồn vốn các chương trình dự án khoảng 10%

+ Nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp chiếm khoảng 10%

+ Nguồn vốn  ODA chiếm khoảng 3%

+ Các nguồn khác khoảng 10%

- Sử dụng vốn: Ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất  phát triển giáo dục mầm non để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; xây dựng Trường THPT chuyên Biên Hoà và bố trí cấp vốn theo trình tự ưu tiên cho các trường THPT xây dựng chuẩn quốc gia ở các huyện, thành phố; vốn cho xây dựng, nâng cấp các trường thuộc các xã xây dựng nông thôn mới để đạt Tiêu chí số 5 và Tiêu chí số 14 của Quyết định 494/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu cho công tác bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tăng cường thiết bị dạy học cho các nhà trường đáp ứng chủ trương Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.

d) Thực hiện các chương trình dự án phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo của tỉnh:

- Triển khai dự án xây dựng Khu đại học Nam Cao nằm trên trục động lực phát triển đô thị của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đại học cho Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội.

- Triển khai chương trình kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2013 – 2015; Chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia phù hợp với nội dung tiêu chí số 5 và tiêu chí số 14 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

          e) Thực hiện các chương trình dự án ưu tiên:

          - Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

          - Dự án xây dựng trường THPT chuyên, trường THCS chất lượng cao;

          - Dự án đầu tư xây dựng CSVC các trường THPT mới thành lập; các trường THPT để đạt chuẩn quốc gia.

          - Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ  thống giáo dục quốc dân.

          2. Nhóm giải pháp về chuyên môn

a) Giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học:

- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều; quan tâm kích thích tạo hứng thú, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trải nghiệm; sử dụng hiệu quả các nhóm phương pháp dạy học, kết hợp phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp. Coi trọng cả 3 mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc.

b) Giải pháp về kiểm định, kiểm tra, đánh giá:

- Tiếp tục đổi mới cách tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm tra năng lực tư duy, khả năng phân tích, luận giải, sáng tạo.  Thực hiện định kỳ việc khảo sát, đánh giá về chất lượng học tập của học sinh phổ thông, nhằm xác định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đổi mới, đề xuất phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục.

          - Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng. Thường xuyên giám định chất lượng và thanh tra, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo; minh bạch hoá, công khai hoá kết quả; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục và đào tạo; thu hút các lực lượng xã hội vào giám sát và thanh, kiểm tra chất lượng giáo dục và đào tạo.

c) Giải pháp về sử dụng phòng học bộ môn, thiết bị, đồ dùng dạy học:

- Trang bị đủ phòng học bộ môn và thiết bị dạy học cho các trường theo quy định; sử dụng phòng bộ môn có hiệu quả, bảo quản, bổ sung, sửa chữa kịp thời phục vụ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học.

- Bố trí đủ  giáo viên chuyên trách thiết bị dạy học.

-  Thường xuyên cập nhật, giới thiệu các thiết bị dạy học mới để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

d) Giải pháp về sử dụng thư viện điện tử, thư viện chuẩn:

- Tiếp tục đầu tư, sửa chữa cải tạo nâng cấp thư viện của các trường phổ thông, đảm bảo 100% các trường tiểu học, THCS và THPT có thư viện đạt đầy đủ 5 tiêu chuẩn của thư viện trường học đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng thư viện hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

e) Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, học tập:

- Xây dựng và sử dụng hợp lý trang thông tin điện tử của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý toàn ngành, tăng cường thông tin và phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Xây dựng kho dữ liệu điện tử của ngành giáo dục và đào tạo, lưu trữ các cơ sở dữ liệu chủ yếu của ngành.

- Tổ chức các hoạt động hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-learning; tổ chức các khóa học trên mạng tạo ra nhiều phương thức học tập để người học lựa chọn.

h) Giải pháp về hoạt động ngoại khoá:

- Tăng thời lượng hoạt động ngoại khóa, cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích về cuộc sống, xã hội và con người.

- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục của gia đình. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống, hướng nghiệp, ngăn chặn bạo lực học đường; tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để thu hút học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động sinh hoạt lành mạnh.

 

3. Nhóm giải pháp về quản lý

a) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ:

- Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp thành cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương.

- Xây dựng và bổ sung chính sách về tuyển công chức, viên chức; đào tạo, đào tạo lại và sử dụng sau đào tạo; về đãi ngộ, phát triển, luân chuyển đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp;

- Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc chọn, cử cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đi nước ngoài tu nghiệp nâng cao năng lực. 

b) Ban hành các chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo:

Căn cứ vào chính sách chung của Nhà nước, UBND tỉnh ban hành  chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có của tỉnh liên quan đến phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Chính sách  phát triển giáo dục mần non giai đoạn 2012 - 2015 và những năm tiếp theo.

            - Chính sách xã hội hóa giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

            - Chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh trường chuyên, trường trọng điểm chất lượng cao.     

          - Chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.

          - Chính sách thu hút cán bộ quản lý, giáo viên giỏi...

c) Tăng cường công tác quản lý giáo dục:

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp (cấp tỉnh, huyện, cơ sở).

- Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý giáo dục các cấp theo hướng tập trung vào chức năng quản lý nhà nước.

4. Nhóm giải pháp về xã hội hóa giáo dục

-  Đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và nhân dân, chăm lo cho thế hệ trẻ, chăm sóc sự học hành là trách nhiệm của tất cả mọi người, của tất cả các cấp các ngành, của mọi tầng lớp nhân dân.

          - Tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đầu tư phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập, đặc biệt ở khu vực thành thị, vùng có đủ điều kiện thích hợp.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Quy hoạch; chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện Quy hoạch.

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

   

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Bộ GD&ĐT (để báo cáo);

 

- TTTU, TT HĐND tỉnh (để báo cáo);

 

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

đã ký

- Như Điều 3;                                                                                      

 

- VPUB: LĐVP, VX, NC;

 

- Lưu VT, VX.

 

 

Mai Tiến Dũng

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH HÀ NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  1102    /QĐ-UBND

Hà Nam, ngày  24  tháng 9  năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Hà Nam

 đến năm 2020, tầm nhìn  đến năm 2030

 
 
 

 


CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020; số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; số 1226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020;

Căn cứ Kết luận số 10-L/TU ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án Quy hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1319/TTr-SGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2013,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:       

I . QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm:

- Phát triển giáo dục, đào tạo gắn với phát triển phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Hà Nam theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu hội nhập trong nước và khu vực.

          - Phát triển giáo dục và đào tạo có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra những động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội, phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh; coi giáo dục phổ thông là nền tảng, đào tạo nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá. Mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo.  

          - Phân bố và phát triển hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo  trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả của hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có, thiết thực và có hiệu quả; đồng thời phải phù hợp với phân bố dân cư và kinh tế trong tỉnh để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận các cơ sở giáo dục và đào tạo. 

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo Hà Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá, xã hội hoá  và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đủ số lượng, cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức; hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống, ý thức chấp hành pháp luật; đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

          - Giáo dục mầm non:

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động trẻ ra nhà trẻ

12.538

44,

13.320

44,8

Huy động trẻ ra mẫu giáo

35.721

99,4

36.915

99,5

Giáo viên đạt chuẩn

2.871

100,0

3.138

100,0

Giáo viên trên chuẩn

1.580

55,0

2.197

70,0

Phòng học kiên cố

1.125

70,0

1.665

100,0

Trường chuẩn quốc gia

72

60,0

93

80,0

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2013.

 

- Giáo dục phổ thông

          + Cấp tiểu học:

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động HS 6 tuổi vào lớp 1

11.915

99,9

12.242

99,9

Học tập và HĐ cả ngày ở trường

44.494

75

60.800

100,0

Học TA theo đề án của CP

35.468

100,0

36.285

100,0

GV đủ(1,5/lớp), đủ GV các môn

3.112

100,0

3.257

100,0

Gv trên chuẩn

2.956

95,0

3.257

100,0

GV phụ trách đội (1GV/trường)

141

100,0

132

100,0

Phòng học đủ, kiên cố

1.916

90

2.171

100,0

Phòng chức năng, khu GDTC.

450

80

532

100,0

Trường chuẩn QG mức 1

141

100,0

132

100,0

Trường chuẩn QG mức 2

28

20,0

80

60,0

          + Cấp trung học cơ sở (THCS): 

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động HS vào lớp 6

11.098

100,0

11.926

100,0

Học tập 2 buổi/ngày ở trường

22.596

50,0

37.991

80,0

Học TA theo đề án của CP

11.158

Lớp 6: 100,0

47.487

4 khối: 100,0

GV đủ dạy các môn

2.632

100,0

2.714

100,0

Gv trên chuẩn

1580

60,0

2.443

90,0

Phòng học đủ, kiên cố

1.171

90

1.357

100,0

Phòng bộ môn, TV, khu GDTC.

632

90

665

90,0

Trường chuẩn QG 

70

60,0

76

80,0

Trường chất lượng cao

 

 

6

100,0

+ Cấp trung học phổ thông (THPT):

 

2015

2020

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Huy động HS vào lớp 10

8.533

75,0

8.297

70,0

Học TA theo đề án của CP

 

 

16.117

L10,11: 100,0

GV đủ(2,3GV/lớp), đủ GV các môn

1.385

100,0

1.405

100,0

Gv trên chuẩn

152

11,0

239

17,0

(0,2 TS)

Phòng học đủ, kiên cố

597

100

611

100,0

Phòng bộ môn, TV, khu GDTC.

170

100

230

100

Trường chuẩn QG 

13

60,0

19

85,0

          + Đến năm 2015 có 20% xã, phường, thị trấn phấn đấu đạt phổ cập giáo dục trung học; năm 2020: tỉnh phấn đấu đạt phổ cập giáo dục trung học.

+ Phấn đấu năm 2015 có 60%, năm 2020 có 85% trường đạt chuẩn quốc gia. 

+ Trường THPT chuyên Biên Hòa: Đến năm 2015 hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất để đạt chuẩn quốc gia, có 45% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; đến năm 2020 đạt chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế, có 60% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, trong đó có từ 1 - 2 Tiến sỹ.

            -  Giáo dục thường xuyên (GDTX):

+ Các lớp GDTX cấp THCS, THPT hàng năm có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp từ 85% trở lên.

+ Các trung tâm tin học, ngoại ngữ nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu người học trong nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

+ Đến năm 2015: 30%; năm 2020: 100% các trung tâm GDTX có đủ cơ sở vật chất được xây dựng kiên cố; có đủ trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, dạy nghề đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người dân.

+ Tăng cường năng lực và đa dạng hóa hoạt động của các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) xã, phường, thị trấn theo hướng đáp ứng nhu cầu của người học. Phấn đấu đến năm 2015: 70%; đến năm 2020: 100% trung tâm GDTX, trung tâm HTCĐ xã, phường, thị trấn hoạt động có hiệu quả.

- Giáo dục chuyên nghiệp:

          + Xây dựng, hoàn thiện, đáp ứng đủ về cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của trường Cao đẳng sư phạm và Cao đẳng y tế.

          + Hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phục vụ chung Khu Đại học tạo điều kiện thu hút các trường đại học, cao đẳng có thương hiệu di dời toàn bộ hay bộ phận (hình thành cơ sở II, III của các trường, đơn vị tại Hà Nam).

+ Đến năm 2015 đạt tỷ lệ khoảng 250 sinh viên/vạn dân và năm 2020 đạt khoảng 300 sinh viên/vạn dân.

+ Đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45% ; đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt từ 55% trở lên.

+ Tạo mọi điều kiện để xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo hiện có (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) thuộc trung ương trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch của bộ, ngành, doanh nghiệp và địa phương.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 

1. Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020

          1.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, học sinh, sinh viên:

DIỄN GIẢI

2015

2020

 
 

I. Giáo dục Mầm non

 

 

 

1. Trường:

- Công lập:

- Ngoài CL

117

116

    1

117

116

    1

 

2.Nhóm, lớp:

1.633

1.683

 

3. Học sinh:

+ Công lập

+ Ngoài CL

48.259

46.955

1.304

50.235

48.223

2.012

 

II. Giáo dục phổ thông

 

 

 

1. Cấp tiểu học

 

 

 

- Trường

116

116

 

- Lớp

2120

2171

 

- Học sinh

59.325

60.800

 

2. Cấp THCS

 

 

 

- Trường

117

95

 

- Lớp

1.301

1.357

 

- Học sinh

45.192

47.489

 

3. Cấp THPT

 

 

 

- Trường

23

23

 

- Lớp

604

611

 

- Học sinh

            25.009

            24.434

 

III. GDTX, HNDN

 

 

 

1. Trung tâm GDTX, HNDN

6

6

 

Lớp

75

75

 

Học viên

3500

3000

 

2. Trung tâm HTCĐ

116

116

 

IV. GD chuyên nghiệp

 

 

 

1. Đại học

- Trường

- Sinh viên

 

1

3.366

 

1

3.600

 

2. Cao đẳng

- Trường

- Sinh viên

 

2

3.293

 

2

3.400

 

3. Trung cấp

- Trường

- Sinh viên

 

1

4.410

 

1

5.000

 

1.2. Quy hoạch  mạng lưới trường lớp:

          a) Giáo dục mầm non:

Đến năm 2015: Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 trường mầm non công lập; 4 thị trấn có 2 trường mầm non sẽ sáp nhập thành 1 trường vào năm 2014 (Bình Mĩ - Bình Lục; Hoà Mạc - Duy Tiên; Quế - Kim Bảng; Vĩnh Trụ - Lý Nhân). Thành lập 1 trường mầm non ngoài công lập (xã Hòa Hậu – Lý Nhân).

Đến năm 2020: ổn định quy mô 117 trường sau năm 2015, tăng cường đầu tư để phát triển các cơ sở giáo dục mầm non công lập; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở  giáo dục mầm non ngoài công lập.

b) Giáo dục phổ thông

- Cấp tiểu học: Đến năm 2015: Mỗi xã, phường, thị trấn có 1 trường tiểu học; các xã có 02 trường sẽ sáp nhập thành 1 trường vào năm 2014, thành lập mới trường tiểu học thuộc phường Quang Trung - thành phố Phủ Lý. Khuyến khích mở các trường ngoài công lập. Tổng số trường tiểu học còn  116.

Đến năm 2020: ổn định quy mô 116 trường sau năm 2015, tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ mới để nâng cao chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ tiếng Anh; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở các trường tiểu học tư thục.

- Cấp THCS: Không thành lập mới các trường công lập; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân mở các trường THCS tư thục.

Đến năm 2015:  3 xã có 2 trường sẽ được sáp nhập thành 1 trường (Hoà Hậu, Phú Phúc - Lý Nhân; Thanh Nghị - Thanh Liêm); năm 2013: sáp nhập 2 trường THCS thuộc xã Phú Phúc huyện Lý Nhân, các trường còn sẽ được sáp nhập vào năm 2014. không thành lập trường mới ở 2 phường của thành phố Phủ Lý và xã Tiên Phong của huyện Duy Tiên, học sinh của các đơn vị này được bố trí học ở những trường gần nhất; quy mô 1 trường không quá 45 lớp, mỗi lớp không quá 45 học sinh.

Từ năm 2016 đến trước 2020: 23 xã, thị trấn có tổng số học sinh dưới 270 (Bình Mỹ, An Mĩ, Mĩ Thọ, Bối Cầu - Bình Lục; Hòa Mạc, Mộc Nam, Tiên Ngoại - Duy Tiên; Thuỵ Lôi - Kim Bảng; Vĩnh Trụ, Nhân Hưng, Nhân Đạo, Nhân Nghĩa - Lý Nhân; Thanh Bình, Liêm Phong, Liêm Thuận - Thanh Liêm; Thanh Châu, Liêm Chính, Liêm Chung, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Liêm Tuyền, Trịnh Xá - Phủ Lý)  có thể căn cứ vị trí địa lý phù hợp để sáp nhập thành trường theo mô hình trường THCS liên xã, trường nhỏ trở thành phân hiệu của trường lớn.

Học sinh ở cự li gần trường nào thì học tại đó, không nhất thiết phải theo địa bàn hành chính.

Mỗi huyện, thành phố có một trường THCS chất lượng cao, tuyển sinh trong toàn huyện, cụ thể:  đầu tư, nâng cấp các trường THCS Nguyễn Khuyến, Nguyễn Hữu Tiến, Nam Cao, Đinh Công Tráng. Xây dựng Trường THCS chất lượng cao thành phố Phủ Lý và huyện Kim Bảng trên cơ sở trường THCS Trần Phú, thị trấn Quế.

Số trường THCS đến 2020: từ 94 đến 95 trường.

- Cấp THPT: Đến năm 2020: Ổn định quy mô, mạng lưới hiện có gồm 23 trường công lập, tuyển sinh 70% số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 ; khuyến khích mở thêm trường THPT ngoài công lập; quy mô mỗi lớp không quá 40 học sinh.

c) GDTX, HNDN: Trước năm 2015: sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên với trung tâm dạy nghề cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề (huyện) do UBND huyện quản lý trực tiếp; 2 Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về mặt chuyên môn.

Sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Nam và Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp Hà Nam thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh Hà Nam do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. 

Đến năm 2020: ổn định quy mô các trung tâm. 

          d) Giáo dục chuyên nghiệp: Duy trì ổn định các trường hiện có; khuyến khích mở các trường TCCN để đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.

          1.3. Nhu cầu về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên:

                                                                             Đơn vị tính: Người

DIỄN GIẢI

Năm 2015

Năm 2020

CBQL

Giáo viên

Nhân viên

CBQL

Giáo viên

Nhân viên

I. Mầm non và phổ thông

1.126

9.857

923

1.063

10.334

857

1. Mầm non

348

2.831

232

348

3.053

232

2. Tiểu học

348

2.901

232

348

2.969

232

3. THCS

348

2.632

351

285

2.714

285

4. THPT

70

1.385

92

70

1.405

92

5.GDTX, KTTHHN

12

108

16

12

108

16

II. GDCN

8

173

25

8

170

25

          2. Tầm nhìn phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030

          2.1. Quy mô và cơ cấu dân số

          - Quy mô dân số: từ 800.000 người đến 813.000 người, trong đó khu vực thành thị 400.000 - 500.000 người; khu vực nông thôn 300.000 - 400.000 người.

- Dân số đô thị, tỷ lệ đô thị hoá trên 50%.

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên.

          2.2. Về trình độ phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh

          Giáo dục và đào tạo đạt trình độ tiên tiến, được hiện đại hoá ở cấp quốc gia, một số mặt tiếp cận và hội nhập trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. Hà Nam trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục và đào tạo.

          2.3. Về quy mô học sinh, sinh viên

          - Quy mô học sinh mầm non và phổ thông tăng nhẹ hàng năm trong thời kỳ 2011-2030 so với mức của năm 2020 (do tăng cơ học dân số vào các khu công nghiệp tập trung và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh).

          - Quy mô học sinh  trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học tăng do 3 yếu tố là: tăng dân số trong nhóm tuổi, tăng tỷ lệ nhập học; thu hút được một số trường đại học, cao đẳng di dời từ Hà Nội về khu đô thị đại học của tỉnh; các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh sẽ thu hút thêm được số lượng nhất định sinh viên từ các tỉnh khác đến học tập, đào tạo.

          2.4. Về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, đào tạo

- Tất cả các cơ sở giáo dục, đào tạo hoạt động trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng theo hướng chuẩn hoá về cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại và có một số cơ sở đạt trình độ chuẩn của các nước tiên tiến.

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo được xây dựng rộng khắp trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính liên thông giữa các cấp giáo dục và đào tạo, giữa các hình thức tổ chức đào tạo và liên thông với hệ thống giáo dục, đào tạo trong nước và quốc tế. Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được phát triển phủ khắp các điểm dân cư trên toàn tỉnh. Tất cả học sinh phổ thông các cấp được học cả ngày ở trường. Chất lượng về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông tương đối đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn. Đảm bảo công bằng trong thụ hưởng các dịch vụ giáo dục và đào tạo. Giáo dục hòa nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; mạng lưới dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập được xây dựng và phát triển trên toàn tỉnh.

Các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được từng bước hiện đại hóa để năng cao chất lượng và trình độ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; đa dạng hóa về cơ cấu ngành nghề đào tạo và hình thức sở hữu gắn với nhu cầu xã hội và hội nhập trong nước, khu vực và quốc tế.

- Tiếp tục đầu tư, phát triển các trung tâm HTCĐ xã, phường, thị trấn, các TTGDTXDN và hình thức giáo dục không chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Tổ chức và phát triển xã hội học tập trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân của tỉnh được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, mỗi cá nhân học tập theo ngành nghề, hình thức và học tiếp lên các bậc cao hơn theo nguyện vọng và khả năng của họ. Xây dựng được môi trường ham học, kích thích và khuyến khích học tập, tạo dựng những cơ hội thuận lợi và có khả năng tiếp cận cao cho tất cả người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh được tham gia học tập, đào tạo, đào tạo lại và nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

- Đưa vào sử dụng rộng rãi, có hiệu quả các chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo tiên tiến, hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước và của tỉnh. 

- Đội ngũ giáo viên phổ thông được phát triển đủ về số lượng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững và thành thạo phương pháp, công nghệ giáo dục hiện đại, tiên tiến. Xây dựng đồng bộ về cơ cấu để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học phân hóa, dạy học 2 buổi/ngày, dạy học song ngữ Anh-Việt ở một số môn học.

- Hệ thống quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo được xây dựng gọn nhẹ, hiệu lực cao và hoạt động hiệu quả.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhóm giải pháp về các nguồn lực

a) Giải pháp về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về sự cần thiết phải đổi mới tư duy giáo dục và thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.

- Tiếp tục tuyển dụng đủ giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông theo đúng cơ cấu môn học, trước mắt thực hiện hợp đồng theo định biên, đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên hợp đồng theo quy định của nhà nước.Tiếp tục triển khai đề án thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên môn giỏi; thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt nhận thức về sự cần thiết đổi mới giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong mỗi giai đoạn. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp, chú trọng đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục. Thuê giáo viên nước ngoài để bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh phổ thông  đảm bảo đáp ứng được yêu cầu dạy và học tiếng Anh theo chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          b) Giải pháp về đất đai:

          - Quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên dành quỹ đất và bố trí những địa điểm thuận tiện nhất cho xây dựng, mở rộng và phát triển các cơ sở giáo dục - đào tạo đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

          - Thực hiện nguyên tắc “giao đất sạch” (đất đã được giải phóng mặt bằng) cho các nhà đầu tư xây dựng trường học.

           - Hỗ trợ về chính sách đất đai (miễn giảm tiền thuê đất hoàn toàn hoặc trong một thời gian nhất định) cho các trường/lớp và tư thục.

          c) Giải pháp về vốn đầu tư:

- Tổng số vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp phòng học, mua sắm thiết bị và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giai đoạn 2013 - 2020 là: 3.961.000 triệu đồng; Trong đó giai đoạn 2013 - 2015 là 1.772.140 triệu đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 2.188.860 triệu đồng.

- Huy động vốn: Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải thực hiện chính sách đa dạng hoá các nguồn lực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, chú trọng thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân, xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

+ Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương (cả vốn chương trình MTQG, vốn kiên cố hóa trường, lớp học) chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

+ Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương chiếm khoảng 27%

+ Nguồn vốn các chương trình dự án khoảng 10%

+ Nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp chiếm khoảng 10%

+ Nguồn vốn  ODA chiếm khoảng 3%

+ Các nguồn khác khoảng 10%

- Sử dụng vốn: Ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất  phát triển giáo dục mầm non để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi; xây dựng Trường THPT chuyên Biên Hoà và bố trí cấp vốn theo trình tự ưu tiên cho các trường THPT xây dựng chuẩn quốc gia ở các huyện, thành phố; vốn cho xây dựng, nâng cấp các trường thuộc các xã xây dựng nông thôn mới để đạt Tiêu chí số 5 và Tiêu chí số 14 của Quyết định 494/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Ưu tiên sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu cho công tác bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tăng cường thiết bị dạy học cho các nhà trường đáp ứng chủ trương Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.

d) Thực hiện các chương trình dự án phát triển mạng lưới giáo dục và đào tạo của tỉnh:

- Triển khai dự án xây dựng Khu đại học Nam Cao nằm trên trục động lực phát triển đô thị của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục đại học cho Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội.

- Triển khai chương trình kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2013 – 2015; Chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia phù hợp với nội dung tiêu chí số 5 và tiêu chí số 14 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

          e) Thực hiện các chương trình dự án ưu tiên:

          - Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

          - Dự án xây dựng trường THPT chuyên, trường THCS chất lượng cao;

          - Dự án đầu tư xây dựng CSVC các trường THPT mới thành lập; các trường THPT để đạt chuẩn quốc gia.

          - Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ  thống giáo dục quốc dân.

          2. Nhóm giải pháp về chuyên môn

a) Giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học:

- Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều; quan tâm kích thích tạo hứng thú, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trải nghiệm; sử dụng hiệu quả các nhóm phương pháp dạy học, kết hợp phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp dạy học truyền thống.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp. Coi trọng cả 3 mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc.

b) Giải pháp về kiểm định, kiểm tra, đánh giá:

- Tiếp tục đổi mới cách tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá nhằm kiểm tra năng lực tư duy, khả năng phân tích, luận giải, sáng tạo.  Thực hiện định kỳ việc khảo sát, đánh giá về chất lượng học tập của học sinh phổ thông, nhằm xác định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đổi mới, đề xuất phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục.

          - Tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng. Thường xuyên giám định chất lượng và thanh tra, kiểm tra theo các tiêu chí đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo; minh bạch hoá, công khai hoá kết quả; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục và đào tạo; thu hút các lực lượng xã hội vào giám sát và thanh, kiểm tra chất lượng giáo dục và đào tạo.

c) Giải pháp về sử dụng phòng học bộ môn, thiết bị, đồ dùng dạy học:

- Trang bị đủ phòng học bộ môn và thiết bị dạy học cho các trường theo quy định; sử dụng phòng bộ môn có hiệu quả, bảo quản, bổ sung, sửa chữa kịp thời phục vụ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học.

- Bố trí đủ  giáo viên chuyên trách thiết bị dạy học.

-  Thường xuyên cập nhật, giới thiệu các thiết bị dạy học mới để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

d) Giải pháp về sử dụng thư viện điện tử, thư viện chuẩn:

- Tiếp tục đầu tư, sửa chữa cải tạo nâng cấp thư viện của các trường phổ thông, đảm bảo 100% các trường tiểu học, THCS và THPT có thư viện đạt đầy đủ 5 tiêu chuẩn của thư viện trường học đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng thư viện hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục khác.

e) Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy, học tập:

- Xây dựng và sử dụng hợp lý trang thông tin điện tử của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý toàn ngành, tăng cường thông tin và phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Xây dựng kho dữ liệu điện tử của ngành giáo dục và đào tạo, lưu trữ các cơ sở dữ liệu chủ yếu của ngành.

- Tổ chức các hoạt động hướng dẫn và khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-learning; tổ chức các khóa học trên mạng tạo ra nhiều phương thức học tập để người học lựa chọn.

h) Giải pháp về hoạt động ngoại khoá:

- Tăng thời lượng hoạt động ngoại khóa, cung cấp cho học sinh những kiến thức bổ ích về cuộc sống, xã hội và con người.

- Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục của gia đình. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.

- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống, hướng nghiệp, ngăn chặn bạo lực học đường; tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao để thu hút học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động sinh hoạt lành mạnh.

 

3. Nhóm giải pháp về quản lý

a) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ:

- Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp thành cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương.

- Xây dựng và bổ sung chính sách về tuyển công chức, viên chức; đào tạo, đào tạo lại và sử dụng sau đào tạo; về đãi ngộ, phát triển, luân chuyển đội ngũ cán bộ, giáo viên các cấp;

- Có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo cơ bản, tạo điều kiện cho công chức, viên chức trẻ được thăng tiến, đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong việc chọn, cử cán bộ quản lý và giáo viên tiếng Anh đi nước ngoài tu nghiệp nâng cao năng lực. 

b) Ban hành các chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo:

Căn cứ vào chính sách chung của Nhà nước, UBND tỉnh ban hành  chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có của tỉnh liên quan đến phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Chính sách  phát triển giáo dục mần non giai đoạn 2012 - 2015 và những năm tiếp theo.

            - Chính sách xã hội hóa giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

            - Chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh trường chuyên, trường trọng điểm chất lượng cao.     

          - Chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên.

          - Chính sách thu hút cán bộ quản lý, giáo viên giỏi...

c) Tăng cường công tác quản lý giáo dục:

- Đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp (cấp tỉnh, huyện, cơ sở).

- Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý giáo dục các cấp theo hướng tập trung vào chức năng quản lý nhà nước.

4. Nhóm giải pháp về xã hội hóa giáo dục

-  Đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và nhân dân, chăm lo cho thế hệ trẻ, chăm sóc sự học hành là trách nhiệm của tất cả mọi người, của tất cả các cấp các ngành, của mọi tầng lớp nhân dân.

          - Tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đầu tư phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập, đặc biệt ở khu vực thành thị, vùng có đủ điều kiện thích hợp.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Quy hoạch; chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện Quy hoạch.

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố: Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

   

Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Bộ GD&ĐT (để báo cáo);

 

- TTTU, TT HĐND tỉnh (để báo cáo);

 

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

đã ký

- Như Điều 3;                                                                                      

 

- VPUB: LĐVP, VX, NC;

 

- Lưu VT, VX.

 

 

Mai Tiến Dũng