Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021, triển khai phương hướng nh...

Thông tin chỉ đạo, điều hành  
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.
Sáng ngày 9/9/2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.

10 - 09-2021

Sáng ngày 9/9/2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bảng đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. 

Dự và chỉ đạo hội nghị về phía Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam có đồng chí Nguyễn Quang Long Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam,

Dự và chỉ đạo hội nghị về phía Huyện ủy, HĐND, UBND có đồng chí Phạm Hoàng Tùng HUV- Phó Chủ tịch UBND huyện, Đ/c Trần Ngọc Thành HUV Trưởng phòng GD&ĐT huyện các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ phòng GD&ĐT huyện các đồng chí Hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn huyện

Trong năm học 2020 - 2021 Ngành Giáo dục huyện Kim Bảng đã triển khai, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các nhiệm vụ theo Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT, UBND tỉnh, Sở GDĐT, UBND huyện. 

Đồng chí Lại Trường Giang - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện báo cáo tổng kết năm học 2020-2021

Công tác chỉ đạo, quản lý kịp thời, sâu sát, đạt hiệu quả. Tích cực chủ động trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch của tỉnh và kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. 

- Hoàn thành mục tiêu kép, vừa bảo đảm an toàn tròng phòng chống dịch COVID - 19, vừa hoàn thành kế hoạch năm học toàn ngành Giáo dục đã tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch COVID-19; triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch với mục tiêu “đảm bảo sức khỏe, an toàn của học sinh, giáo viên lên trên hết” đồng thời thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chủ động tham mưu Chủ tịch UBND huyện điều chỉnh linh hoạt kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tổ chức dạy học qua internet; điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá, hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021 theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam, lãnh đạo UBND huyện Kim Bảng.

- Ổn định quy mô trường lớp, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đạt mức 3, xóa mù chữ đạt mức 2 (mức cao nhất theo quy định của Bộ GDĐT); củng cố và duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, tỉ lệ huy động nhà trẻ tăng 2,83 %; duy trì, nâng cao tỷ  lệ trẻ ăn bán trú (100% trẻ đến trường được nuôi ăn bán trú) tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm; đảm bảo an toàn cho trẻ khi đến trường, không xảy ra tai nạn thương tích, không xảy ra ngộ độc thực phẩm, không có trẻ em bị bạo hành trong trường mầm non.

- Duy trì chất lượng giáo dục phổ thông, giữ vững chất lượng giáo dục cấp THCS. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh tiểu học và THCS tự tin tham gia các cuộc thi, các sân chơi trí tuệ trên mạng internet và đoạt được nhiều giải cao (Trạng nguyên tiếng việt, giải toán bằng tiếng Anh, Toán học tuổi thơ, Bóng đá nhi đồng, Bóng bàn cấp tiểu học; môn Toán, môn Văn, môn Điền kinh, môn Bóng đá cấp THCS).

- Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang theo quy hoạch đồng bộ và hiện đại; 100% trường học trên địa bàn huyện đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia và vẫn được các địa phương tiếp tục đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong tương lai. 100% trường học được Sở GDĐT tổ chức kiểm định chất lượng và đều đạt chuẩn chất lượng mức độ 3 (mức cao nhất).

- Tổ chức dạy học ngoại ngữ (chương trình tiếng Anh 10 năm) ngày càng được quan tâm và tích cực triển khai thực hiện trong các nhà trường ở cả hai cấp học.

- Việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai tích cực. Cùng với đó, các trường THCS triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

- Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên và chuẩn hóa; công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện tích cực.

  Đồng chí Nguyễn Quang Long - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội nghị          

Phương hướng nhiệm vụ năm học 2021 - 2022

Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Trung ương, của Tỉnh ủy Hà Nam và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kim Bảng như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chương trình hành động của Bộ GDĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX. Căn cứ các Nghị quyết, Kết luận của Tỉnh ủy Hà Nam và HU, HĐND, UBND huyện Kim Bảng về GDĐT, đặc biệt là Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo; Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Hà Nam; đồng thời trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, ngành Giáo dục huyện Kim Bảng xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021 - 2022 cụ thể:

Đồng chí Phạm Hoàng Tùng HUV- Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội nghị

1. Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và huyện. Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch COVID-19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch COVID-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp; chuyển đổi trạng thái hoạt động của ngành Giáo dục thích ứng với dịch COVID-19 gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý giáo dục, tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá.

Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng dạy và học trực tuyến cả trong trường hợp bình thường lẫn trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, không để bị động lúng túng, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm học, giữ vững mục tiêu chất lượng giáo dục; Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến; không tổ chức dạy học trực tuyến đối với GDMN, có hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến đối với các lớp 1 và lớp 2, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện.

2. Triển khai thực hiện Chương trình GDMN đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 và chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025” theo Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30/6/2021 của Bộ GDĐT.

Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục và đánh giá sự phát triển theo độ tuổi của trẻ; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, hình thành ở trẻ hiểu biết về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt; đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; tăng cường phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng.

3. Tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 bảo đảm chất lượng và hiệu quả, đặc biệt với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021 - 2022; chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học môn Tin học và môn Ngoại ngữ bắt đầu triển khai đối với lớp 3 từ năm học 2022 - 2023. Tham gia hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phưởng có chất lượng.

Đổi mới phương pháp và đa dạng hóa hình thức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận khai thác các nguồn học liệu đa dạng, phong phú; phát triển khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của bản thân; hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có thể còn kéo dài.

Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học. Bảo đảm cung cấp kịp thời SGK cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu SGK đầu năm học.

4. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 và Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”.

5. Triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại các nhà trường; xây dựng văn hóa học đường;

6. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ theo Kế hoạch; làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện Chương trình GDPT 2018; tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp”.

7. Tích cực tham mưu HU, UBND huyện tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, lớp 2, lớp 6 và Chương trình GDPT 2018. Thực hiện tốt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình GDMN và GDPT giai đoạn 2017 - 2025; thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Huy động các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, không để học sinh nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường. Ưu tiên đầu tư nhằm bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDĐT, trước hết là để thích ứng với tình hình dịch COVID -19 diễn biến phức tạp, có thể còn kéo dài. Tăng cường chuyển đổi số trong quản trị, quản lý giáo dục; triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục toàn ngành, đồng bộ, kết nối dữ liệu từ các nhà trường, Phòng GDĐT đến các phòng ban chuyên môn thuộc Sở GDĐT; kết nối dữ liệu giữa ngành Giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia; triển khai các mô hình quản trị nhà trường tiên tiến trên nền tảng số bảo đảm thiết thực và hiệu quả.

9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và đào tạo; chủ động nắm bắt các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong toàn ngành để chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực trong GDĐT.

Chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, Nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành.

Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị; kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có sáng kiến, giải pháp, mô hình sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 còn có thể kéo dài.

Các đại biểu dự hội nghị

pgdkimbang

http://hanam.edu.vn/hanam/_content/tintuc/detail/_13149388985870788913.html